Vì vậy, để lựa chọn cho mình những sản phẩm máy bơm phù hợp nhu cầu mà đảm bảo chất lượng cũng như giá cả phù hợp, người tiêu dùng cần có cái nhìn sáng suốt đối với các dòng máy bơm trên thị trường hiện nay.
Theo kinh nghiệm của dịch vụ sửa chữa điện nước Duy Phương hiện nay tại TP.Hồ Chí Minh thì nhà cao tần càng ngày càng nhiều thì đa số các hộ gia đình dùng 2 dòng máy đó là máy bơm nước đẩy cao và máy bơm nước tăng áp
Máy bơm nước đẩy cao là dòng bơm dân dụng, được sử dụng nhiều trong việc bơm nước từ giếng đào hoặc từ bể ngầm dưới mặt đất lên bồn cao, bơm nước tưới tiêu, sản xuất, đồng thời có thể sử dụng cho việc đẩy nước lên các nhà có nhiều tầng lầu. Bơm đẩy cao có thể bơm lên được độ cao trên 40m.
Loại máy này đảm bảo cho dòng nước lưu thông ổn định và có thể lọc nước sạch để đảm bảo cho sức khỏe cho người tiêu dùng.
Máy bơm nước đẩy cao được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là: motor và đầu bơm.
a. Motor: Cấu tạo từ nhiều bộ phận được lắp lại với nhau:
- Vỏ motor: Giúp bảo vệ các linh kiện bên trong bao gồm stato và rôto. Trong đó stato là phần đứng yên của động cơ, giúp tạo ra từ trường quay cho rôto. Rôto là phần quay, được nối với cánh quạt bên trong guồng máy bơm, làm cho cánh quạt của máy bơm quay.
- Quạt tản nhiệt: Giúp làm mát động cơ khi hoạt động, nếu không có quạt thì motor sẽ bị nóng, khi nóng quá motor sẽ tự động ngắt điện (đối với các dòng bơm đẩy cao sử dụng cảm biến nhiệt độ).
- Vòng bi: Cố định trục quay của rôto, giúp cho rôto luôn hoạt động trơn tru.
- Bảng điện: Có các mạch điện và tụ điện với tác dụng điều chỉnh dòng điện qua máy, giúp điện áp trong máy bơm đẩy cao luôn ổn định.
b. Đầu bơm: Có cấu tạo khá đơn giản gồm các chi tiết sau:
- Guồng bơm: Là vỏ bọc bên ngoài của đầu bơm, giúp bảo vệ cánh và các linh kiện khác bên trong.
- Cánh bơm: Được nối với stato để có thể quay được, cánh bơm quay giúp di chuyển chất lỏng lên, và hút chất lỏng vào trong guồng.
Khi máy bơm làm việc, các bánh công tác quay, nước ở trong bánh công tác dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra ngoài. Cứ như thế nước chuyển động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của bơm.
Quá trình này sẽ diễn ra liên tục, cùng lúc đó ở lối vào của bánh xe công tác sẽ tạo nên một vùng chân không. Do áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào nên máy bơm sẽ hút liên tục nguồn nước và đẩy vào máy bơm theo đường ống, đây là quá trình hút của bơm.
Sau đó, đưa nguồn nước với lưu lượng lớn đến những vị trí mà người tiêu dùng cần sử dụng nước.
- Máy bơm đẩy cao là dòng máy bơm áp lực cao.
- Máy bơm đẩy cao thường ít lỗi hư và có tuổi thọ cao, dùng liên tục trong thời gian dài với hiệu quả làm việc cao.
- Máy bơm đẩy cao có nhiều mã sản phẩm, nhiều thương hiệu, nhiều nhà sản xuất cho bạn có thể lựa chọn.
- Máy chạy êm và không gây tiếng ồn, đồng thời dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
2. Máy bơm nước tăng áp là gì?
Máy bơm tăng áp là loại máy bơm được sử dụng cho mục đích tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nước chảy ra các đầu vòi sử dụng được mạnh hơn, nhiều hơn.
Máy bơm tăng áp thường được sử dụng là loại máy bơm tự động. Khi người dùng mở bất kì 1 vòi nước nào để lấy nước sử dụng thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng. Và khi người dùng đóng vòi lại thì máy bơm cũng tự động tắt.
Cấu tạo: Máy bơm tăng áp gồm hai phần chính là thân bơm và bình áp lực. Ngoài ra, thiết bị này còn có các bộ phận phụ khác như công tắc áp lực, cửa hút, cửa xả, chân đế và dây điện.
Nguyên lí hoạt động của máy bơm tăng áp:
Máy bơm nước tăng áp hoạt động dựa trên sự thay đổi áp suất trong đường ống nước. Khi áp suất trong ống thay đổi làm cho áp lực ở các vị trí trên ống sẽ khác nhau.
a. Ưu điểm của máy bơm tăng áp:
b. Nhược điểm của máy bơm tăng áp:
Máy bơm tăng áp có một số nhược điểm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến công năng sử dụng như: Giá thành cao, công suất bơm lớn nên sẽ tốn điện năng hơn, ít chủng loại, mẫu mã hơn những loại máy bơm khác, chỉ sử dụng trong điều kiện nhất định.
Máy bơm tăng áp là dòng máy bơm nước được dùng để tăng áp lực nước. Rất nhiều khách hàng nhầm lẫn trong việc sử dụng cũng như tính năng của sản phẩm.
Những tính năng chính của máy bơm nước tăng áp:
Bơm tăng áp thường được lắp đặt ở trên cao, nằm dưới bồn nước để đẩy nước xuống các đường ống vì khả năng đẩy lên cao yếu.
Máy tự động gia tăng áp lực trong đường ống, làm nước mạnh hơn, có thể sử dụng cho bình nước nóng năng lượng mặt trời (sử dụng bầu tăng áp inox).
Vậy, máy bơm tăng áp là loại máy bơm tự động, dùng để tăng áp lực đường ống khi có bất kì 1 van trong đường ống được mở. Thích hợp sử dụng cho các gia đình có đường nước yếu.
Ưu điểm của máy bơm nước tăng áp:
Máy bơm tăng áp sở hữu một số ưu điểm đặc biệt mà nhờ đó khẳng định sự hiệu quả trong việc sử dụng nó:
Vậy thì dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động ưu và nhược điểm của từng dòng máy bơm nước mà dịch vụ sữa chữa điện nước Duy Phương sẽ phân tích cho quý khách hàng trong trường hợp nào chúng ta sử dụng máy bơm nước đẩy cao và trong trường hợp nào chúng ta sử dụng máy bơm tăng áp công ty chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được loại máy bowmthichs hợp nhất với ngôi nhà của quý khách sau khi lắp đặt chúng tôi sẽ theo dõi bảo trì sửa chữa nếu như xảy ra trường hợp hư hỏng hoặc vấn đề kỹ thật. Vậy thì khi nào chúng ta nên sử dụng máy bơm nước đẩy cao? Khi nào chúng ta sử dụng máy bơm nước tăng áp?
Máy bơm nước gia đình này được sử dụng khi cần bơm nước cho một nơi chứa nước (bể, bồn nước,...) từ một nguồn nước có sẵn như sông, ao, giếng, bể,...
Máy bơm đẩy cao hoạt động liên tục bất kể có nước hay không.
Máy bơm nước tăng áp được sử dụng khi áp lực nước yếu không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình, đặc biệt như nhà hàng khách sạn cần sử dụng nước với số lượng lớn.
Máy bơm tăng áp cũng được sử dụng để tăng hiệu quả làm việc cho các loại máy móc như máy giặt, máy nước nóng năng lượng mặt trời, bình nước nóng lạnh,...
Một số gia đình không có điều kiện lắp bể trên nóc nhà nên sẽ hút nước trực tiếp từ bể ngầm hoặc đường ống. Trường hợp này bắt buộc sử dụng bơm tăng áp, và phải chọn bơm tăng áp cơ (sử dụng rơ le áp suất).
Tác giả: admin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn