Những thiết bị cần chuẩn bị trước khi lắp công tơ điện:
– Loại công tơ điện phù hợp
– Tuốc nơ vít để vặn ốc
– Thang: có thể dùng thang nhôm cách điện, thang nhôm ghế hay thang nhôm rút giá rẻ… do công tơ thường được lắp đặt trên cao.
Công tơ điện vốn là thiết bị chuyên dùng để thống kê lượng điện năng đã tiêu thụ của các thiết bị lắp đặt phía sau đồng hồ trên cùng một đường dây tải điện.
Trên thị trường đang có các dòng công tơ điện 1 pha, 3 pha, công tơ điện dạng cơ, dạng điện tử… Tùy vào nhu cầu sử dụng điện mà lựa chọn loại đồng hồ điện phù hợp. Thông thường, với nguồn điện sinh hoạt thì chúng ta sử dụng công tơ điện 1 pha.
Khi các thiết bị tiêu thụ điện để tạo ra nguồn năng lượng mà chúng ta đang cần sử dụng thì lúc này các bộ phận của đồng hồ điện cũng hoạt động. Tại vị trí cuộn vòng mà dòng điện đi qua sẽ tạo ra luồng từ thông phía dưới đĩa nhôm có gắn trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí. Dưới tác động của thông số làm cho đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu và sẽ tạo ra một luồng momen làm cân bằng vòng quay và chỉ ra được lượng điện năng đã tiêu thụ thông qua các vòng quay của đĩa nhôm bằng cách làm trục số nhảy giúp hiển thị chính xách lượng điện tiêu thụ của phụ tải.
Khi nhìn vào mặt của công tơ điện1 pha, bạn sẽ thấy rất nhiều các thông số, nhưng ý nghĩa của từng thông sô này là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
– 220V: Chỉ số điện áp định mức của công tơ điện
– 10(40)A: Dòng điện định mức của công tơ là 10A, có thể sử dụng tối đa đến 40A và nếu sử dụng vượt quá ngưỡng này sẽ không đảm bảo độ chính xác cũng như gây hỏng đồng hồ. Một số loại công tơ có ghi giá trị 5(20)A, 20(80)A, 40(120)A thì ý nghĩa cũng tương tự.
– 450 vòng/kWh: khi đĩa công tơ quay được 450 vòng sẽ được tính là 1kWh. Với giá trị 900 vòng/kWh và 225 vòng/kWh thì cũng có ý nghĩa như vậy.
– Cấp 2: là cấp chính xác của công tơ điện với sai số là 2% toàn dải đo. Tương tự cấp 1 và 0.5 cũng vậy. Khi cấp càng nhỏ thì độ chính xác sẽ càng cao hơn.
– 50Hz: Tần số lưới điện
Khi lắp mới hoặc thay thế những công tơ đã bị hỏng thì chúng ta đều phải tuân thủ nguyên tắc đấu nối, lắp đặt để đảm bảo an toàn cũng như độ chính xác.
Sơ đồ đấu công tơ điện 1 pha chuẩn nhất:
Ký hiệu:
Dây số 1: Dây pha nóng vào
Dây số 2: Dây pha nóng ra
Dây số 3: Dây trung hòa vào
Dây số 4: Dây trung hòa ra
Với công tơ điện 1 pha thì dây số 3 và 4 sẽ được đấu cùng nhau. Cách để xác định dây pha nóng đơn giản nhất là dùng bút thử điện, nếu bút đỏ là dây pha nóng. Việc lắp đặt công tơ điện cần phải đảm bảo được sự chính xác để chắc chắn không gây chập cháy, lúc này, chúng ta cần nắm rõ được nguyên lý hoạt động cũng như cách lắp đặt thiết bị. Nếu không tự tin thì tốt nhất nên thuê thợ lắp đặt để tránh những rủi ro không may xảy ra.
Tác giả: admin